Hầu hết mọi người đều quan tâm tới ngày đưa ông Táo chầu trời nhưng không phải ai cũng nắm được ngày đón ông Công ông Táo về nhà là ngày nào? Hãy cùng Hương Mộc Organic tìm hiểu điều đó trong bài viết đưới đây nhé!
Nội Dung
1. Ý nghĩa của việc rước ông Táo về nhà
Như chúng ta đã biết ông Táo được người Việt Nam coi như vị Thần Bếp, có nhiệm vụ cai quản việc bếp núc trong gia đình, gìn giữ gia đạo ấm êm, đồng thời có thể xua đuổi tà ma quấy phá, giúp gia đình êm ấm.
Việc rước ông Táo về nhà sau khi lên chầu Ngọc Hoàng là thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với Thần Bếp, đồng thời qua đây gia chủ cũng mong muốn các vị Táo Quân sẽ che chở giúp họ có một năm mới may mắn, thành công, gia đạo ấm êm, bình an. Do vậy, Ngày đón ông Công ông Táo về nhà khá quan trọng.
Xem thêm: [Tết 2024] Cúng ông Táo ở trong bếp hay trên bàn thờ?
2. Đón ông Công ông Táo trở lại vào ngày nào?
- Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, các Táo quân sẽ lên thiên đình “công tác” và ở lại trong 7 ngày kể từ 23 tháng Chạp. Như vậy, đến ngày 30 tháng Chạp, các vị sẽ quay trở lại trần gian, tiếp tục phục vụ trong gian bếp mỗi nhà. Vì thế, lễ đón ông Công ông Táo thường được thực hiện trong ngày 30 Tết; với những năm tháng Chạp không có ngày 30 thì sẽ đón vào ngày 29 Tết.
- Cũng có người cho rằng, nhân gian chỉ biết rõ về ngày ông Công ông Táo lên chầu trời chứ không biết ngày về chính xác, điều này còn tùy thuộc vào công việc cụ thể của thiên đình mỗi năm, lúc nào Ngọc Hoàng cho bãi triều thì về. Có lẽ đây cũng là lý do mọi gia đình đều có lễ tiễn ông Công ông Táo lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp nhưng không nhiều gia đình có lễ đón, thậm chí không có khái niệm về việc này. Đây cũng là ngày đưa ông Táo về mà ít người hay bỏ qua.
Xem thêm: [Tết 2024] Cúng ông Công ông Táo có cần tiền vàng không?
3. Thủ tục rước ông Táo về nhà bài bản nhất Tết Giáp Thìn 2024
- Lễ cúng rước ông Táo về nhà mang nhiều nét đẹp truyền thống và có rất nhiều ý nghĩa. Rước ông Táo về nhà là một dịp đặc biệt để mỗi gia đình bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng vì các Táo đã cai quản gian bếp và duy trì nếp sống sinh hoạt đều đặn cho cả nhà. Đồng thời, đây cũng là dịp để nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải luôn hòa thuận, yêu thương nhau, và cư xử đúng mực. Sau đây, Hương Mộc Organic xin chia sẻ đến các bạn cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất. Các bạn tham khảo nhé!
3.1. Chuẩn bị mâm cúng rước ông Táo về nhà
- Dưới đây là những lễ vật và mâm cỗ bạn cần chuẩn bị để rước ông Táo về nhà. Bạn lưu ý là các lễ vật và mâm cỗ có thể thay đổi sao cho phù hợp với phong tục tập quán của từng khu vực và vùng miền nhé!
- Chuẩn bị lễ vàng mã: 1 tập giấy tiền vàng mã, áo, hia, mũ (2 mũ của Táo ông và 1 mũ cho Táo bà) và một số thỏi vàng bằng giấy cho ông Táo.
- Chuẩn bị mâm cúng: 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo trắng, 1 đĩa thịt lợn luộc hoặc 1 con gà luộc, 1 đĩa chanh, 1 đĩa đồ xào (rau xào, thịt xào…), 1 bát chè ngọt, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa cúc, 1 cành hoa đào (hoặc một cành hoa mai). Nếu bạn là một người bận rộn thì có thể tham khảo thêm những mẫu mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nghi lễ trong ngày đưa ông Táo về nhà.
3.2. Đọc văn khấn rước ông Táo về nhà
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: (1)
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: (2)
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là Phút giao thừa năm… (tên năm Âm lịch), chúng con là…, sinh năm…, nơi ở hiện tại…
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).
Lưu ý: (1) và (2) là tên của quan Hành Khiển năm cũ và năm mới, các năm sẽ có sự thay đổi, dó đó bạn có thể tham khảo ở mục dưới đây để cúng lễ cho đúng nhé.
Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tỵ: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
Xem thêm: Xưởng gia công mỹ phẩm hữu cơ 2024
4. Những kiêng kị khi rước ông Táo về nhà
Khi cúng rước ông Táo, bạn cần lưu ý để tránh một số điều như sau:
Cần tiến hành cúng rước ông Táo về trước khi thực hiện cúng giao thừa. Do cúng gần sát nhau nên gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng kỹ lưỡng để tránh dồn dập, nhầm lẫn các lễ cúng với nhau.
Khi cúng rước ông Táo về, gia chủ cũng cần ăn mặc quần áo chỉnh tề, trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính.
Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ, tuy nhiên không cần đọc quá to.
Khi rước ông Táo về, nên mở cửa chính và các cửa sổ.
Trong khi cúng, các thành viên trong gia đình cần giữ gìn trật tự, tránh gây tiếng động lớn hay cãi vã, gây gổ với nhau.
5. Quan niệm hiện đại về đón ông Táo về nhà:
Trước những thay đổi của cuộc sống, bếp củi dần được thay thế bằng bếp gas và bếp điện nhưng nét đẹp văn hóa dân gian này luôn được nhiều gia đình Việt gìn giữ.
Anh Nguyễn Ngọc Hà (Hà Nội) chia sẻ: “Cứ 23 tháng Chạp hàng năm cả gia đình tôi đều sẽ nghỉ ngơi để dành toàn thời gian tập trung cho lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Đây là một lễ đặc biệt trong năm không thể xem nhẹ.
Theo tín ngưỡng của Việt Nam, ông Công ông Táo đã chứng kiến hết mọi việc trong nhà, vậy nên phải làm lễ thật tươm tất. Như người trong dân gian vẫn nói vui với nhau là để “đút lót” cho ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng nói tốt cho gia đình”.
Đêm giao thừa hàng năm, ngoài việc dâng mâm lễ cúng bái tổ tiên, anh Ngọc Hà luôn chuẩn bị các bài văn khấn để “đón Táo mới” về với gia đình. Đây là một nghi thức không thể bỏ qua trong phong tục của gia đình từ xưa tới nay.
“Tiễn các ông đi long trọng thì lúc rước về cũng phải đàng hoàng để các ông Công ông Táo cho gia đình một năm bình yên”, anh Ngọc Hà nói.
Có lễ tiễn Táo vậy lễ rước Táo mới về nhà diễn ra như thế nào? – 1
Tục phóng sinh thả cá chép là nét đẹp trong văn hóa ngày Tết Việt Nam (Ảnh: Ngọc Linh).
Phong tục tiễn ông Táo về chầu trời cũng là dịp để các gia đình nhìn lại những gì được, mất của một năm để tiếp tục phấn đấu trong năm mới. Lễ cúng tiễn ông Táo cùng với không khí mua sắm, dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa cũng là dấu hiệu của một năm mới đang gần kề.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, thờ tự bếp lửa là một tín ngưỡng toàn nhân loại. Nhờ có lửa và bếp lửa, con người vượt hẳn qua thế giới động vật, phát triển thể chất và trí tuệ để chinh phục tự nhiên, sống thành xã hội ngày một văn minh.
Có lễ tiễn Táo vậy lễ rước Táo mới về nhà diễn ra như thế nào? – 2
Lễ tiễn Táo diễn ra 23 tháng Chạp hàng năm (Ảnh: Ngọc Linh).
Chia sẻ với PV Dân Trí, ông Nguyễn Hùng Vỹ cho biết: “Với tư cách là một biểu tượng văn hóa, bếp lửa và ngọn lửa được coi là con của mặt trời, nấu chín thức ăn để nuôi sống thị tộc, soi sáng đêm tối, xua đuổi thú dữ, đoàn viên gia đình, gắn kết tình yêu, tích trữ lương thực, dưỡng dục các thế hệ… Bếp lửa được thiêng hóa và sớm trở thành nơi thờ tự.
Cũng tùy nơi và tùy lúc mà người ta tế Táo Vương một tháng ba lần, khi thì vào mùa nóng, khi thì vào mùa thu. Dần dà, tập trung vào ngày 23 tháng Chạp cho đến bây giờ”.
Có lễ tiễn Táo vậy lễ rước Táo mới về nhà diễn ra như thế nào? – 3
Nhà Nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ (Ảnh: Công an Nhân dân).
Chuyên gia Nguyễn Hùng Vỹ cho biết thêm, tùy theo thuyết tương truyền của mỗi nền văn hóa, nhân vật Táo thần có thể là Viêm đế, có thể là lão bà và cũng có thể là hai vợ chồng. Với tư cách là “Tư mệnh thần quân”, hàng năm Táo vương lên chầu Ngọc hoàng để tâu việc trần gian, những việc kín đáo người ta hay nói quanh bếp lửa mà Táo nghe được.
Cùng trong văn hóa phương Đông nhưng tục ông Công ông Táo Việt Nam có bản sắc riêng với truyền thuyết riêng về “ba ông đầu rau”.
Mâm cúng Táo thường là cá chép có thể sống hoặc rán, đĩa gạo, đĩa muối, đĩa trầu, ấm trà, ba chén rượu, hoa quả, một đĩa giò. Điều không thể thiếu là ba chiếc mũ cho ba nhân vật trong sự tích “ông đầu rau”.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm người ta gọi là “tiễn Táo”. Tùy nơi mà đêm giao thừa, hoặc mùng bảy, hoặc rằm tháng Giêng người ta đón Táo về gọi là “đón Táo mới”.
Tục đón ông Công ông Táo ở nước ta thường là vào giao thừa. Mâm cỗ dọn giữa sân để lạy bốn phương trời đất, thần đất thần nước và để ông Táo với tư cách là “Tư mệnh thần quân” dễ về, không phải vòng qua bàn thờ tổ tiên.
Theo chuyên gia Hùng Vỹ, lễ cúng “đón Táo mới” với mâm cỗ tương tự như lễ “tiễn Táo” đã đề cập phía trên.
Trong tâm thức của người Việt, Tết ông Công, ông Táo luôn là sự kiện quan trọng, mở đầu cho mùa lễ Tết truyền thống của người Việt.
Với việc thực hành nghi lễ đúng mực, mỗi người đang góp phần giữ gìn, trao truyền, lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại.
6. Cách giúp năm mới phát tài lộc:
- Đối với các khách hàng đang chuẩn bị mở các start up về spa hay mỹ phẩm thì có thể liên hệ tới Hương Mộc Organic để đặt các dịch vụ sản phẩm gia công mỹ phẩm với giá thành ưu đãi nhất như:
- Gia công dầu gội
- Gia công dầu xả
- Gia công tinh dầu
- Gia công xịt khử mùi
- Gia công sữa rửa mặt
Với hơn 5 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và nhà máy gia công mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam, chắc chắn Hương Mộc Organic sẽ không làm quý khách thất vọng.
Vậy là quý khách đã nắm được ngày đón ông Công ông Táo về nhà rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Hương Mộc Organic.
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà
ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà ngày đón ông Công ông Táo về nhà